1.Vi sinh xử lý môi trường nước

Picture2

Loại chế phẩm chứa vi sinh vật sống, có khả năng huỷ tối đa các chất hữu cơ, chuyển hóa  hóa nitơ. Vi sinh vật tuyển chọn để phân hủy chất hữu cơ, chuyển hóa  hóa nitơ, thủy phân tinh bột …đã được nghiên cứu, đánh giá hoạt tính sinh học, an toàn đối con người.

                                                                                                                          Đơn vị tính bằng CFU/kg

TT Chủng VSV Mật độ VSV

Dạng sản phẩm

1 Bacillus subtilis 1,0 x 1010 – Dạng bột

– Độ ẩm: < 8%

– Sản phẩm đóng gói 1,0kg/bao,

25 kg/bao

– Sản phẩm dạng nước đóng can 20 lit

 

2 Bacillus megaterium 1,0 x 1010
3 Nitrosomonas europaea 1,0 x 1010
4 Nitrobacter  vulgaris 1,0 x 1010

* Ngoài ra sản phẩm được bổ sung thêm enzyme phân giải cellulose và protein giúp xử lý hữu cơ một cách triệt để, tạo môi trường và hệ sinh thái tốt cho tôm, cá.

2.Công dụng

Phân hủy tinh bột, chất béo, protein, biến đổi chất xơ thành các loại đường dễ tiêu.

 Bacillus sp được sử dụng trong men vi sinh nhờ khả năng phân tán nhanh cũng như có khả năng chịu đựng các điều kiện môi trường yếm khí khắc nghiệt, nhưng trong môi trường hiếu khí vẫn tồn tại phát triển và xử lý môi trường. Bacillus sp sản sinh ra nhiều enzyme, trong đó chủ yếu nhất là các men tiêu hóa alpha amylase và protease. Đây là các enzyme xúc tác cho các phản ứng phân hủy tinh bột, chất béo, protein, biến đổi chất xơ thành các loại đường dễ tiêu. Đặc biệt, kể cả khi đã chết đi, xác lợi khuẩn Bacillus subtilis vẫn tiếp tục giải phóng ra các enzyme

Khử Nito thông qua quá trình Nitrat hóa

Nitrobacter và Nitrosomonas có tác dụng khử Nito trong quá trình Nitrat hóa

Quá trình được diễn ra như sau:

  • NH3 trong nước sẽ chuyển hóa thành NH4+ theo phản ứng hóa học:

          NH3 + H2O -> NH4+ + OH–

  • Nitrat hóa diễn ra gồm 2 giai đoạn được thực hiện bởi 2 nhóm vi khuẩn nối tiếp nhau bao gồm:

Giai đoạn 1: Chuyển hóa NH4+ thành NO2– bởi nhóm vi khuẩn Nitrite hóa

          NH4+  + 1,5 O2  ->  NO2 + 2H+ + H2O

Trong giai đoạn này, vi khuẩn Nitrosmonas tham gia mạnh nhất trong quá trình Nitrite hóa, chúng chuyển hóa NH4+ thành NO2– sẽ sinh ra năng lượng sử dụng cho hoạt động sống của các vi khuẩn nitrite hóa.

Sự có mặt của Nitrosmonas và các nhóm vi khuẩn Nitrite sẽ giúp loại bỏ được NH4+ đồng thời sẽ làm giảm hàm lượng NH3 trong nước.

Giai đoạn 2: Chuyển hóa NO2– thành NO3– bởi nhóm vi khuẩn Nitrat hóa

         NO2 + 0,5 O2 -> NO3

Trong giai đoạn này, nhóm vi khuẩn Nitrobacter spp sẽ thực hiện chuyển hóa NO2– thành NO3– (đây là sản phẩm cuối cùng của quá trình Nitrat hóa).

Tuy nhiên, vi khuẩn Nitrat có tốc độ phát triển rất chậm nên khi NH3 bắt đầu hiện diện thì quần thể oxy hóa ammium mới bắt đầu phát triển nhưng chúng lại cần đến 2 tuần để trạng thái ổn định. Khả năng Nitrate hóa diễn ra khoảng 25 – 50g/m3/ngày.

Xử lý tảo độc và các loại vi khuẩn gây ra hiện tượng nhầy, nhớt trên bạt HDPE

Hiện tượng nhầy, nhớt bạt HDPE ao nuôi xuất hiện khi bùn hữu cơ, xác tảo chết đọng lại trên bạt tạo thành giá thể cho các vi khuẩn có hại phát triển. Các vi khuẩn này tạo nên một lớp vỏ bọc bằng chất hữu cơ ở bên ngoài để kết nối và bảo vệ giá thể này tạo nên hiện tượng nhớt bạt.

Chế phẩm xử lý môi trường nước bao gồm các vi khuẩn có lợi mạnh mẽ được tuyển chọn và được bổ sung thêm các enzyme phân giải cellulose và protein sẽ phân hủy các chất hữu cơ bám trên bạt. Ngoài ra cơ chế cạnh tranh môi trường sống của vi khuẩn sẽ hạn chế tối đa các vi khuẩn có hại.

Chế phẩm xử lý môi trường nước xử lý các gốc Nito trong nước, các loại tảo mất đi nguồn dinh dưỡng sẽ chết dần, xác của tảo ban đầu sẽ chìm xuống đáy, ở đó có các vi khuẩn trong chế phẩm có khả năng phân giải cellulose xử lý xác tảo, môi trường vì vậy không bị ô nhiễm, các khí độc cũng hạn chế xuất hiện.

3. Liều lượng sử dụng trong xử lý môi trường nước thủy sản

Sử dụng 1 kg ủ chung 5 kg rỉ đường và 100 lít nước. Ủ trong vòng 10 đến 12 tiếng rồi sử dụng cho 6.000 m3.

– Tháng 1, 2 : định kỳ bổ sung 2 lần/ tuần

– Tháng 3, 4 : định kỳ bổ sung 3 lần/ tuần