1. Vì sao phải sử dụng vi sinh để xử lý mùi hôi trong quá trình chăn nuôi 

Trong quá trình sản xuất tinh bột sắn , làm bún , hay trang trại chăn nuôi heo thì nước thải và mùi hôi là vấn đề nhức nhối nhất của người nông dân. Hiện nay, để xử lý được hai vấn đề này cần mức vốn đầu tư rất lớn cho  hệ thống xử lý. Mức vốn này nằm ngoài khả năng của người nông dân cũng như những doanh nghiệp. Hệ thống xử lý này sử dụng các vi khuẩn có lợi để xử lý hàm lượng BOD, COD, Nito, mùi hôi…Tuy nhiên, nếu ngay từ lúc đầu sử dụng các loại vi khuẩn này để xử lý và duy trì đều đặn suốt trong quá trình sản xuất thì vấn đề này không còn xảy ra.

2. Giới thiệu về chế phẩm sinh học xử lý mùi hôi.

Chế phẩm sinh học xử lý mùi hôi chuồng trại là chế phẩm dạng lỏng, chứa nhiều vi sinh vật có lợi như Rhodobacter sp, Bacillus sp, Lactobacillus sp, Sachromyses, Nấm men, Aspergillus, Nitrosomonas, Nitrobacter … Các nhóm vi sinh vật này có khả năng sản sinh ra các Enzyme phân hủy các chất hữu cơ, xử lý các loại khí độc, xử lý các loại khí có mùi hôi như khí H2S, NO2  … 

Trong các loại khí độc sinh ra từ quá trình sản xuất nông nghiệp, thủy sản… thì khí độc có mùi gây ô nhiễm phổ biến nhất là H2S. 

3. Tác dụng của nhóm vi sinh vật có lợi trong chế phẩm.

Những ứng dụng nổi bật của nhóm vi sinh vật này là xử lý nước thải, cải thiện  môi  trường, sản xuất hydro phân tử, sinh khối. Vi sinh vật đại diện cho nhóm này là nhóm Rhodobacter sp. Rhodobacter sp còn được gọi là Vi khuẩn Quang hợp, Vi khuẩn tía…, nói chung là nguồn cung cấp các thành phần của chuỗi truyền điện tử trong quang hợp và tạo ATP, nguồn vitamin và các phân tử hữu cơ khác.

Nước thải chứa hỗn hợp các chất hữu cơ phân tử lượng nhỏ là nguồn cơ  chất   tốt cho vi khuẩn tía để tăng trưởng trong điều kiện kỵ yếm  khí  và vi hiếu  khí;  Vi Khuẩn Quang Hợp thường được ứng dụng cùng với các vi sinh vật dị dưỡng yếm khí, hiếu khí, và vi tảo trong các hệ thống làm sạch  nước thải.  Các  loài thường được sử dụng  trong xử lý nước thải là: R.Capsulatus,  R.sphaeroides,  Rhodopseudomonas  palustris, Rhodospirillum fulvum…

Hệ thống xử lý nước thải có sự tham gia của VKQH có những ưu điểm   sau:

  • Không cần thiết phải khử trùng nước sau khi xử lý.
  • Sinh khối thu được sau quá trình xử lý giàu protein, vitamin, carotenoid và nhiều hoạt chất sinh học khác nên có thể được tái sử dụng trong y học, nông nghiệp và chăn nuôi.
  • Khi xử lý nước thải đậm đặc hữu cơ bằng vi khuẩn quang hợp  tía thì  không  cần phải pha loãng.

Nói chung, vi khuẩn tía được coi là nhóm quang dưỡng quan trọng  bởi vì  chúng có thể khử một chất làm hôi môi trường sulfide, và đóng góp vật chất hữu cơ trong các môi trường thiếu ôxy do năng lực tự dưỡng  của chúng. Hơn  nữa chúng  còn có khả năng tiêu thụ các hợp chất hữu cơ, trong đó vai trò của chúng là vi sinh vật quang dị dưỡng. Ngoài ra, chúng còn là vi sinh vật mô hình cho  các nhà khoa  học nghiên cứu sự đa dạng phân tử của quá trình quang hợp (Hunter và cs, 2009). Sinh khối của chúng còn được sử dụng để sản xuất các chất có hoạt tính sinh học có giá trị như ubiquinine, các chất kháng sinh, enzyme và làm thức ăn trong chăn nuôi gia cầm và nuôi trồng thủy sản (Sasikala và Ramana,  1995).

Năm 1988, Gadra đã nghiên cứu sử dụng chủng vi khuẩn quang hợp tía Chlorobiaceae để xử lý Sulfide trong khí biogas với  hiệu  xuất đạt được 99,9%.  Theo nghiên cứu của Chung et al., 1996 khi nồng độ Sulfide từ 10 – 150 ppm  thì  hiệu quả xử lý của chủng vi khuẩn quang hợp tía Pseudomonas Putida đạt 96%   

Ở Việt Nam, nhóm vi khuẩn này đã và đang được chú trọng phân lập và tuyển chọn để ứng dụng vào các lĩnh vực khác nhau như xử lý nước thải đậm đặc hữu cơ (Đỗ  Thị Tố  Uyên và cs, 2003), phân hủy các hydrocacbon mạch vòng (Đinh Thị  Thu Hằng và cs, 2003), thu nhận các hoạt chất  sinh học có  giá trị như ubiquinine  (Đỗ Thị Tố Uyên và cs,  2005)

12108989_419660484886533_2303731699552492571_n    WP_20160629_006

Hình ảnh hồ sau biogas đang sử dụng chế phẩm xử lý mùi hôi và xử lý nước

4. Cách sử dụng chế phẩm

a. Sử dụng trong xử lý nước thải hồ chứa, hệ thống cống.

Đổ trực tiếp xuống hồ chứa , hệ thống cống , hệ thống thoát nước thải

Liều lượng sử dụng:

  • Hồ chứa sau Biogas, hồ điều hòa đổ lần đầu 1,5 lít / 10 m, đổ lúc trời nắng, định kỳ dùng 5 lít/ 1.000 m3 , 1 lần/ tuần.
  • Hệ thống cống, hệ thống thoát nước thải đổ 1 lít/ ngày để duy trì lượng vi khuẩn trong hố ga và hồ chứa nước thải.

b. Sử dụng xử lý mùi hôi xung quanh chuồng trại.

Liều lượng sử dụng:

  • Hòa 1 lít vào 20 lít nước phun đều khắp chuồng trại và nơi lưu giữ chất thải động vật, phun 2 ngày một lần. Có thể sử dụng 1 ngày một lần nếu mùi hôi phát tán nhiều.

c. Lưu ý khi sử dụng.

  • Lắc đều nước sử dụng.
  • Chưa sử dụng hết phải nút kín cất giữ

 

Chế phẩm xử lý mùi hôi dạng lỏng đựng trong can nhựa 20 lit